Bách Khoa Thư Lịch Sử

Monday, 20 January 2020

Lã Trĩ - bà hoàng đầu tiên của Trung Quốc

Lã Trĩ - bà hoàng đầu tiên của Trung Quốc 

Lã Trĩ tên tự là Nga Hủ, người huyện Đan, nay thuộc tỉnh Sơn Đông, sau  dời tới huyện Bái, thuộc Từ Châu để tránh bị trả thù. Tại đây, Lã Công đã gặp Lưu Bang, khi đó đang làm chức Đình trưởng và quyết định gả con gái của mình cho ông vua khởi nghiệp nhà Hán này.




Lưu Bang vốn là một kẻ  lười biếng, suốt ngày rong chơi, cờ bạc trai gái chẳng có nghề ngỗng gì nên cho tới năm 40 tuổi vẫn chưa lấy được vợ. Vì thế, dù sau này dùng tiền mua chức đình trưởng Tứ Thủy song những gia đình gia giáo chẳng ai muốn gả khuê nữ cho Lưu Bang.

Lã Công tinh thông tướng số, nhìn thấy tướng mạo của Lưu Bang thấy có quý tướng, sau này ắt sẽ nên nghiệp lớn vì vậy mới hứa gả con gái cho Lưu Bang.

Ít lâu sau khi cưới vợ, Lưu Bang nghe theo lời của Tiêu Hà, Tào Tham… khởi binh chống lại nhà Tần. Ảnh hưởng của nghĩa quân Lưu Bang ngày một lớn. Lưu Bang dẫn quân tấn công kinh thành Hàm Dương của nhà Tần. Theo như điều ước giữa các cánh quân tham gia chống lại nhà Tần, thì đáng ra Lưu Bang vào Hàm Dương trước sẽ được xưng vương ở đất Quan Trung.

Tuy nhiên, Hạng Vũ dựa vào thế lực quân sự hùng mạnh của mình tự phong làm Tây Sở Bá Vương, chỉ phong cho Lưu Bang làm Hán Vương. Lưu Bang không phục, cuộc chiến tranh giữa Hán và Sở kéo dài suốt nhiều chục năm bắt đầu.

Trong lúc Lưu Bang còn gò mình trên lưng ngựa, liều mạng trên chiến trường thì cô vợ Lã Trĩ ở nhà nhanh chóng tìm đến người đàn ông khác. Trước khi ra chiến trường, Lưu Bang giao cho một thuộc hạ của mình tên là Thẩm Thực Kỳ chăm sóc cho Lã Trĩ và các con. “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, với danh nghĩa người được chủ tướng Lưu Bang giao phó chăm sóc “gia quyền”, Thẩm Thực Kỳ và Lã Trĩ đã sống với nhau như vợ chồng suốt thời gian dài.

Cuộc chiến giữa hai phe Hán – Sở ngày càng quyết liệt. Lưu Bang chiếm được kinh thành của Hạng Vũ là Bành Thành, Hạng Vũ nhanh chóng dẫn quân tấn công đoạt lại, đồng thời bắt cha đẻ của Lưu Bang và Lã Trĩ làm con tin. Thẩm Thực Kỳ cũng bị bắt cùng với họ. Trong suốt thời gian bị bắt làm con tin, Lã Trĩ và Thẩm Thực Kỳ vẫn sống cùng nhau như vợ chồng mà chẳng có ai hay biết.

Khi hai phe Hán – Sở giảng hòa, Lã Trĩ được thả, trở về với Lưu Bang, làm Hán Vương phi. Sau khi Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ, thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế, Lã Trĩ được phong làm Hoàng hậu.

Những tưởng sau khi đã yên vị ở ngôi “mẫu nghi thiên hạ”, bà hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc sẽ chấm dứt mối tình vụng trộm với Thẩm Thực Kỳ. Thế nhưng những gì diễn ra sau đó lại hoàn toàn ngược lại. 

Thực tế trong thời gian chinh chiến trận mạc, Lưu Bang cũng không phải người chung thủy. Trong một lần thua trận, phải chạy nhiều ngày không được ăn cơm, Lưu Bang đã gặp một bà lão họ Thục mang theo một cô gái mới 18 tuổi đi tránh loạn. Vừa gặp Lưu Bang, bà lão sợ hãi quỳ xuống vái lia lịa rồi dẫn họ về nhà làm cơm rượu thết đãi.

Lưu Bang nhìn thấy con gái bà lão xinh đẹp, trong lòng đã có ý thích. Bà lão đoán được ý của Lưu Bang mới có ý gả cô con gái cho. Lưu Bang ngay lập tức cởi chiếc đai ngọc đeo bên người đưa cho bà lão làm tin. Tối hôm đó, bà lão đã cho cô con gái vào phòng hầu Lưu Bang ngủ. Cũng từ đó, cô gái họ Thục theo Lưu Bang rong ruổi khắp các chiến trường rồi sau đó trở thành Thục Phi rất được sủng ái của Hoàng đế Lưu Bang.

Thục Phi trẻ tuổi lại xinh đẹp nên được Lưu Bang rất yêu chiều, cũng vì thế mà vị Hoàng đế họ Lưu cũng bắt đầu bỏ rơi Lã Hoàng hậu. Mỗi lần Lưu Bang ra ngoài, đều có Thục Phi đi theo, trong khi Lã Hoàng hậu mang tiếng là vợ cả, lại phải một mình lẻ bóng trong hậu cung. Lã Hậu đương nhiên không thể chịu được cảnh cô đơn ấy. Trong thời gian bị Lưu Bang bỏ mặc, Lã Hậu bắt đầu quay lại với người tình một thời.

Năm Hán Cao Tổ thứ 6, tức năm 201, vốn chẳng có công trạng gì, nhưng với sự đề nghị của Lã Hoàng hậu, Thẩm Thực Kỳ vẫn được phong làm Tiết Dương Hầu. Để “báo đáp” lại ân sủng của Hoàng hậu, Thẩm Thực Kỳ càng ra sức “phục vụ” bà Hoàng hậu cô đơn một cách chu đáo. Cho tới khi Lưu Bang qua đời, Lưu Doanh lên ngôi Vua, toàn bộ quyền lực rơi vào tay Lã Trĩ, thì hai người không còn kiêng nể gì triều thần, sống với nhau như vợ chồng.

Sự dâm loạn và lộng quyền của Lã Trĩ kéo dài suốt 15 năm, gây ra không ít điều tiếng cho triều đại nhà Hán, vốn được coi là triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Không ít cựu thần nhà Hán vô cùng căm phẫn với Lã Hậu. Tháng 7 năm 180 TCN, ngay sau khi Lã Hậu qua đời, các cựu thần đã hợp nhau giết sạch người nhà họ Lã, giành lại giang sơn cho nhà họ Lưu.
Share:

Monday, 20 March 2017

Hùng Vương

Hùng Vương (chữ Hán: 雄王, chữ Nôm:𤤰雄), là gọi các vị vua của nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt. Hùng Vương là con trai của Lạc Long Quân, lên ngôi vào năm 2879 trước công nguyên, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, truyền đời đến năm 258 trước công nguyên thì bị Thục Phán (An Dương Vương) chiếm mất nước.




Nguồn gốc

Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Lộc Tục cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi (anh trai Lộc Tục) là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ.

Kinh Dương Vương xuống Thủy phủ, lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân thay cha trị nước, còn Kinh Dương Vương không biết đi đâu. Đế Nghi truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc, Đế Lai nhân thiên hạ vô sự mà đi chu du khắp nơi, đi qua nước Xích Quỷ, thấy Lạc Long Quân đã về Thủy phủ, liền lưu con gái của mình là Âu Cơ ở lại đó.

Lạc Long Quân trở về, thấy Âu Cơ xinh đẹp, liền biến hóa thành chàng trai phong tú mĩ lệ, Âu Cơ ưng theo, Lạc Long Quân liền rước nàng về núi Long Trang. Hai người ở với nhau một năm, sinh ra bọc trăm trứng, sinh ra trăm con trai anh dũng phi thường. Lạc Long Quân ở lâu dưới Thủy phủ, Âu Cơ vốn là người Bắc quốc, nhớ nhà liền gọi Long Quân trở về. Âu Cơ nói với Lạc Long Quân:

Thiếp vốn người Bắc, cùng ở một nơi với quân, sinh được một trăm con trai mà không gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng, không vợ, một mình vò võ.

Lạc Long Quân bảo rằng:

Ta là loài rồng, sinh trưởng ở thủy tộc; nàng là giống tiên, người trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp mà lại có con nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi con trai về Thủy phủ, phân trị các xứ, năm mươi con trai theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe không được bỏ nhau.

Âu Cơ cùng năm mươi con trai ở tại Phong Châu, tự suy tôn người hùng trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương.

Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?”
— Lời bàn của soạn giả Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư
( Theo NguonTinViet )

Sự nghiệp

Con của Lạc Long Quân là Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước ra làm 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; đóng đô ở bộ Văn Lang, Phong Châu. Về bờ cõi, nước đông giáp biển Đông, tây đến Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc), bắc đến hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung quốc), nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành.

Hùng Vương sai các em trai phân trị, đặt em thứ làm Tướng võ, Tướng văn. Tướng văn gọi là Lạc Hầu, Tướng võ là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, quan Hữu ty gọi là Bố chính, thần bộc nô lệ gọi là nô tỳ, xưng thần là khôi, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo, thay đời truyền nhau cho đến hiệu là Hùng Vương không đổi.

Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Theo sách An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng chép. Giao Chỉ khi chưa đặt làm quận huyện, bấy giờ có ruộng Lạc, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng, khai khẩn ruộng ấy là Lạc dân, thống trị dân ấy là Lạc Vương, người giúp việc là Lạc Tướng: đều dùng ấn đồng thao xanh. Nước gọi là Văn Lang. Phong tục thuần hận, mộc mạc, chưa có chữ nghĩa, còn dùng lối thắt nút dây làm dấu ghi nhớ; truyền được mười tám chi.

Năm (2557-2258 TCN), năm Mậu Thân thứ 5 đời Đường Nghiêu, Hùng Vương sai sứ sang, tặng vua Nghiêu con rùa thần, có lẽ hơn nghìn năm, mình rùa hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy lịch (lịch rùa).

Năm 1110 TCN, Hùng Vương sai sứ qua Trung Quốc, tặng Thành Vương nhà Chu chim trĩ trắng.

Văn hóa

Thời Lạc Long Quân trị vì, nhà vua dạy dân ăn mặc, bắt đầu có trật tự về vua tôi, tôn ti, có luân thường về cha con, vợ chồng.

Dân ở rừng núi xuống sông ngòi đánh cá, thường bị giao long làm hại nên tâu lại với Hùng Vương. Hùng Vương bảo rằng: Ở núi là loài rồng cùng với thủy tộc có khác, bọn chúng ưa đồng mà ghét dị cho nên mới xâm hại. Bèn lấy mực xăm hình thủy quái ở thân thể, tránh được nạn giao long cắn hại. Tục xăm mình của Bách Việt bắt đầu từ đây.

Ban đầu do ăn mặc chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo mặc, dệt cỏ ống làm chiếu nằm, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây soa đồng làm bánh; lấy cầm thú, cá tôm làm nước mắm; lấy rễ gừng làm muối; lấy dao cày, lấy nước cấy, đất trồng nhiều gạo nếp, lấy ống tre thổi cơm. Gác cây làm nhà để tránh hổ báo; cắt ngắn đầu để tiện vào rừng núi, con đẻ ra lót lá chuối cho nằm, nhà có người chết thì giã cối gạo để cho hàng xóm nghe chạy đến giúp. Trai gái cưới nhau trước hết lấy muối làm lễ hỏi, rồi sau mới giết trâu để làm lễ thành hôn, đem cơm nếp vào trong phòng cùng ăn với nhau cho hết, rồi sau mới tương thông.

Lúc bây giờ, vua tôi cùng đi cày, cha con tắm chung sông không chia giới hạn, không phân biệt uy quyền, thứ bậc. Dân đều vẽ mình, uống nước bằng mũi, cùng nhau vui chơi vô sự”
— Lịch triều hiến chương loại chí

Dòng họ Hùng Vương

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép phần đầu tiên đặt tên là Kỷ Hồng Bàng thị, 3 tiểu mục là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương. Sách Lĩnh Nam Chích Quái đặt tên là Truyện Hồng Bàng.



Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm.Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính.

Theo Nguyễn Khắc Thuần trong "Thế thứ các triều vua Việt Nam" thì 18 vị vua Hùng được liệt kê trong danh sách bên dưới. Tuy nhiên, ngay sau danh sách, tác giả cũng đưa ra nhận xét thuộc một trong hai quan điểm đang được các nhà sử học tạm chấp nhận: 18 vị vua Hùng không phải là 18 người cụ thể, mà là 18 chi (nhánh/ngành), mỗi chi này có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu. Thậm chí con số 18 có thể chỉ nên hiểu là con số tượng trưng ước lệ, vì 18 là bội số của 9 - vốn là một số thiêng đối với người Việt.

Kinh Dương Vương (涇陽王): 2879 TCN - ?. Huý là Lộc Tục (祿續).
Hùng Hiền vương (雄賢王), còn được gọi là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君). Huý là Sùng Lãm (崇纜).
Hùng Lân vương (雄麟王)
Hùng Diệp vương (雄曄王)
Hùng Hi vương (雄犧王) (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "ngưu" 牛)
Hùng Huy vương (雄暉王)
Hùng Chiêu vương (雄昭王)
Hùng Vĩ vương (雄暐王)
Hùng Định vương (雄定王)
Hùng Hi vương (雄曦王) (phần bên trái chữ "hi" 曦 là bộ "nhật" 日)
Hùng Trinh vương (雄楨王)
Hùng Vũ vương (雄武王)
Hùng Việt vương (雄越王)
Hùng Anh vương (雄英王)
Hùng Triêu vương (雄朝王)
Hùng Tạo vương (雄造王)
Hùng Nghị vương (雄毅王)
Hùng Duệ vương (雄睿王): ? - 258 TCN


Lãnh thổ

Hùng Vương chia nước Văn Lang làm 15 bộ Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức, đóng đô ở bộ Văn Lang. Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Quế Lâm, Tượng Quận.

Mười lăm bộ theo sách Khâm định việt sử thông giám cương mục chép từ sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiên Túng:

Sơn Nam (bây giờ là Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên) xưa là bộ Giao Chỉ. Sơn Tây xưa là bộ Chu Diên, bộ Phúc Lộc. Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh) xưa là bộ Vũ Ninh. Thuận Hóa (bây giờ là từ Hải Lăng thuộc Quảng Trị đến Điện Bàn thuộc Quảng Nam) xưa là bộ Việt Thường; An Bang (bây giờ là Quảng Yên)xưa là bộ Ninh Hải; Hải Dương xưa là bộ Dương Tuyền; Lạng Sơn xưa là bộ Lục Hải; Thái Nguyên, Cao Bằng xưa là bộ Vũ định nội ngoại; Nghệ An xưa là bộ Hoài Hoan; Thanh Hóa xưa là bộ Cửu Chân; Hưng Hóa và Tuyên Quang xưa là bộ Tân Hưng; Còn hai bộ Bình Văn và Cửu Đức thì đều khuyết nghi. Nay khảo ở sách Tấn chí, quận Cửu Đức, do nhà Ngô đặt, nay là đất Hà Tĩnh. Sử cũ chua tức là nước Chiêm Thành, bây giờ là đất Bình Định.

Diệt vong
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cuối thời Hùng Vương, vua có người con gái vô cùng xinh đẹp. Thục Vương nghe tiếng, liền sai người đến cầu hôn. Hùng hầu can rằng, Thục vương chỉ lấy làm cớ hôn nhân để xâm lược mà thôi. Thục vương đem lòng oán giận. Về sau Hùng Vương gả con gái cho Sơn Tinh, Thục vương căm giận, căn dặn con cháu phải diệt nước Văn Lang.

Cháu Thục vương là Thục Phán nối ngôi, có dũng lược, đem quân xâm lược Văn Lang. Hùng Vương có binh hùng tướng mạnh đánh bại Thục Phán. Hùng Vương bảo Thục Phán rằng: Ta có sức thần, nước Thục không sợ ư?, rồi bỏ bê đất nước, chỉ lo ăn uống vui chơi. Khi quân Thục kéo sát đến nơi, vua còn say mềm chưa tỉnh. Tỉnh dậy, Hùng Vương cùng đường, thổ huyết nhảy xuống giếng chết, quân lính đầu hàng Thục Phán. Từ đây trong sử sách nước Việt bước sang kỷ mới gọi là Kỷ nhà Thục

Read more:

Share:

Sunday, 12 April 2015

Iceland thời xưa



Iceland là đảo quốc thuộc châu Âu, mật độ dân số thấp nhất thế giới, với thiên nhiên đa dạng khiến Icelad mang vẻ đẹp thanh bình như tiên giới.


chùm ảnh quý giá về Ireland trong khoảng thời gian năm 1890-1900. Trong ảnh là làng Glenoe với khoảng 85 nhân khẩu.









Ngỡ ngàng vẻ đẹp của Iceland 120 năm trước

























Share:

Friday, 27 September 2013

Quốc hiệu Việt Nam qua các thời đại



Theo dòng lịch sử, nước Việt Nam đã mang nhiều Quốc hiệu :
Vào niên đại vua Kinh Dương, năm 2879 TCN., với quốc hiệu Xích Quỷ, địa bàn quốc gia rộng lớn, phía bắc tới sông Dương tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, thuộc nước Tàu ngày nay). Về sau do sự lấn áp võ dõng của du mục Hoa tộc, Việt tộc lui dần về địa bàn gốc. Đánh dấu bằng các niên đại vua Hùng với tên nước là Văn Lang. Năm chót của niên đại này là năm 257 tr.D.L.

Văn Lang (2879 - 258 TCN) : Thuộc về đời Hồng Bàng

Ðầu thời kỳ đồ đồng, những bô lạc người Việt sống ở miền Bắc và phía Bắc trung tâm Việt Nam. Tính ra có khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng cao nguyên mièn Bắc và miền châu thổ sông Hồng Hà, hơn 12 nhóm Âu Việt sống nơi miền Ðông Bắc. Ðể tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù... Họ có khuynh hướng gom tụ lại thành một nhóm to lớn hơn. Trong số những bộ lạc Lạc Việt, Văn Lang là mạnh nhất.
Những bộ lạc Lạc Việt được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người cầm đầu tự xưng là Hùng Vương.

Trong thời kỳ đô hộ bởi Chế độ phong kiến phương Bắc, nước Việt Nam bị chia cắt nhiều và mang tên như là những quận huyện của nhà nước cai trị đương thời :
Năm 221 trước CN, Tần Thủy Hoàng, vua Trung Hoa, xâm chiếm lãnh thổ Việt. Nhà Tần lược định phía Nam và gọi là Tượng quận (246 -206 TCN).

Âu Lạc (257 - 207 TCN) :

Ðời nhà Thục An Dương Vương Âu Việt đã đuổi được Trung hoa và lấy tên Âu Lạc (năm 208 trước CN).

- Nhà Hán lật đổ nhà Triệu và chia Tượng quận ra thành 3 quận nhỏ :
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (202 TCN - 220).

- Cuối nhà Đông Hán trị vì ở Trung Quốc, vua Hiến Đế đổi quận Giao Chỉ thành Giao Châu.
Nhưng sau đó bị Trung Hoa xâm lấn trong suốt 700 năm.


Mùa Xuân 542, Lý Bi xua đuổi được quân Tàu và tự xưng vua nước Vạn Xuân nhưng không bao lâu lại bị quân Tàu chiếm trở lại từ năm 602 cho đến khi Ngô Quyền chiến thắng trận Bạch Ðằng năm 938 và chấm dứt sự đô hộ của người Tàu.

- Sau đến nhà Đường:
Nước Việt Nam lại mang tên mới là An Nam đô hộ phủ (618 - 907)

Đại Cồ Việt :

Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh đánh thắng Thập nhị Tướng Quân và thống nhất lãnh thổ, ông xưng Vương và đặt tên nước là Ðại Cồ Việt. Tên này giữ nguyên dưới triều đại nhà Ðinh (869-979), Lê (980-1009) và cho đến đầu triều đại nhà Lý (1010-1053).

Đại Việt :

Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Ðại Việt. Tên này được giữ cho đến đời nhà Trần.

Ðại Ngu


Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần và đổi quốc hiệu là Ðại Ngu (nghĩa là hòa bình). Tên này được dùng cho đến khi quân Minh xâm chiếm nước Ðại Ngu và thắng họ Hồ năm 1407.

Sau 10 năm kháng cự với quân Minh đang xâm chiếm nước ta (1418-1427), Lê Lợi đại thắng quân Minh. Năm 1428 ông lên ngôi và lấy trở lại tên cũ là Ðại Việt. Tên này tồn tại trong suốt triều đại nhà Lê (1428-1787) và nhà Tây Sơn (1788-1810).

An Nam quốc :

Nhà Tống công nhận một quốc gia độc lập, dưới triều vua Lý Anh Tông

Việt Nam (1802) :

Thời vua Gia Long thống nhất cả hai miền Nam Bắc, lấy quốc hiệu là Việt Nam từ chữ An Nam và Việt Thường

Đại Nam :
Trong triều đại Minh Mạng (1820-1840) tên nước lại được đổi là Ðại Nam nhưng cái tên Việt Nam vẫn tồn tại rộng rãi khắp nơi trong văn chương, kinh tế và xã hội.


Nguồn: http://diendankienthuc.net/diendan/lich-su-viet-nam/32770-quoc-hieu-viet-nam-qua-cac-thoi-dai.html#ixzz2fvpgyu49
Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời
Share:

Bài viết ngoài

  • Doanh nghiệp ở TP HCM đặt hàng nhà khoa học nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm mối đen ứng dụng công nghệ IoT giúp chủ động giám sát các chỉ số môi trường nê...
  • Qua tuổi 30, không chỉ da mặt mà các vùng da khác như cổ, chân tay cũng dễ lộ những dấu vết tố cáo tuổi tác thật. Sau tuổi 30, làn da đã bắt đầu xuất ...
  • Nổi tiếng với danh hiệu Hoa khôi Bóng chuyền, *Nguyễn Ngân Hà *gây bất ngờ khi sở hữu vẻ ngoài ngọt ngào, trong trẻo cùng giọng nói dịu dàng của người ...
  • Hiệp hội Dinh dưỡng Anh (BDA) vừa công bố một danh sách dài các chế độ giảm cân gây hại cho sức khỏe. Trong đó, phương pháp Dukan và Alcorexia là 2 trong s...
  • Thực Tập Hỗ Trợ Phần Mềm ( ERP Support ) :Dành cho các bạn sinh viên mới ra trường , ưu tiên ngành tài chính kế toán , - Hỗ trợ trong dự án triễn khai p...
  • Nhu cầu sở hữu làn da “trắng không tì vết” của chị em hiện đang rất được ưa chuộng. Nắm bắt thị hiếu này, nhiều cơ sở tắm trắng mọc lên rầm rộ, cả ở các...
  • Kitchen Design Corner 60 Inch Kitchen Sink Base Cabineth Liner from kitchen base cabinets cheap , source:romeoumulisa.com 5 Drawer Kitchen ...
  • *Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu 3 tháng cuối thai kì mẹ bầu ăn nhiều thức ăn thuộc nhóm dưỡng chất này thì con sinh ra thường sẽ có chỉ số IQ cao hơn...
  • Saffron là một loại gia vị được sản xuất từ nhuỵ hoa của cây nghệ tây. Hương thơm của saffron thường được mô tả bởi những người sành ăn là gợi nên mùi mật...
  • diendansuckhoe.net evietshop.com huynhngotrianh.com lamcha.club lamme.club ngaynay.info thuquanviet.com toam.infotudienviet.com vietblog.net vietnamforum.n...
  • Trần Viên Viên http://ift.tt/1KrfmkA
  • tabletspreviews.com *$999.00* Add to cart • bestbusinesssofts.com *$499.00* Add to cart 0 go2saigon.com *$499.00* Add to cart • dichvusaigon.com *$499...

Dịch

[Du Hoc Viet]

Bách Khoa Thư

Thảo Mộc Garden

duhocviet.net

Thư Quán Việt